Mụn luôn là mối quan tâm của cả chúng ta dù đã trưởng thành. Tuy nhiên nặn mụn không phải là phương pháp các chuyên gia da liễu khuyến cáo . Tuy nhiên nhiều người không kiềm chế được việc nặn mụn hết lần này đến lần khác. Vậy nếu muốn nặn mụn an toàn, bạn cần hiểu rõ về cách nặn mụn và làm sao không để lại sẹo thâm.
NỘI DUNG
Nặn Mụn Đúng Cách Tại Nhà Như Thế Nào ?
Để có thể nặn mụn tại nhà được an toàn mà không gây ra hậu quả như xưng, viêm chúng ta cần phải tìm hiểu qua trước những lý do tại sao nhé. Vì khi nặn mụn tại nhà, các bạn thường bỏ qua các bước khử trùng, ngoài ra không dùng công cụ mà trực tiếp dùng tay mà không cần rửa trực tiếp nặn mụn nên tăng khả năng nhiễm trùng. Dễ dẫn đến gây nên mụn viêm và nếu không được điều trị đúng cách thì có khả năng dẫn đến sẹo mụn.
BƯỚC 1: Cách xác định mụn có thể nặn được
Khi nặn mụn cần quan sát và xác định mụn đã già để có thể lấy ra dễ dàng và tránh được tổn thương. Mụn có nhiều loại và bạn cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây nhé:
Đối với các nốt mụn ẩn, khi mụn già phần đầu mụn có 1 chấm đen nhỏ chính giữa nốt mụn, lúc này nhân mụn đã gom lại có màu trắng cộm lên và bạn có thể nặn chúng ra dễ dàng bằng cách mở miệng nốt mụn bằng kim nhỏ.
Đối với mụn đầu đen, đầu mụn cũng sẽ lộ rõ lên trên bề mặt da và bị oxy hoá biến thành màu đen, xung quanh da không bị viêm sưng tấy. Mụn loại này nếu lấy nhân phải lấy thật sạch tránh sót cồi sẽ gây viêm trở lại.
Bên cạnh đó cũng sẽ có những tình trạng mụn không nên tự nặn hoặc cố ý nặn khi chưa đúng thời điểm mụn già. Dấu hiệu gồm:
- Mụn ẩn chưa có đầu mụn đang trong quá trình gom cồi
- Mụn mủ, bọc, đang sưng và đỏ xung quanh
- Mụn viêm đang có mủ dịch bên trong và đau nhức
- Mụn u, mụn nang sưng lớn, cứng và đỏ cần đến cơ sở y tế để lấy dịch mủ tránh nhiễm trùng gây biến chứng nặng hơn.
BƯỚC 2: Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn cần thiết tại nhà
- Thuốc sát khuẩn povidine
- Dung dịch cồn 70 độ
- Cây nặn mụn đã ngâm khử khuẩn
- Tăm bông (nếu có)
- Kim mở đầu mụn y tế
- Khay y tế để dụng cụ
BƯỚC 3: Làm sạch da mặt
Việc cần làm trước khi lấy nhân mụn đó là vệ sinh da sạch sẽ, các bước vệ sinh da trước khi nặn mụn tốt nhất là:
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
- Tẩy trang làm sạch với sản phẩm phù hợp cho từng loại da
- Rửa lại bằng sữa rửa mặt có độ PH 5.5 (tạo bọt trước khi apply lên da)
- Tẩy tế bào chết dịu nhẹ cho da
BƯỚC 4: Xông hơi cho da bằng nước sạch, thảo dược tươi hoặc tinh dầu nguyên chất
Xông hơi da mặt bằng một tô nước nóng hoặc máy xông hơi mini tại nhà. Quý trình này sẽ giúp lỗ chân lông mở ra, bã nhờn cũng theo đó thoát ra ngoài, đồng thời da bạn sẽ trở nên mềm hơn hỗ trợ cho quá trình nặn mụn dễ hơn và ít đau hơn. Nếu tại nhà có sẵn các nguyên liệu như chanh xả hay lá tía tô hoặc tinh dầu tràm thì bạn cũng có thể xông hơi từ chúng. Những loại này sẽ giúp da bạn sạch hơn, kháng khuẩn và giúp gom cồi mụn tốt hơn.
BƯỚC 5: Tiến hành lấy nhân mụn
Chọn nơi có đủ ánh sáng hoặc bạn có thể mua một chiếc đèn chuyên dụng để có thể thấy rõ đầu mụn. Dùng cây nặn mụn ấn nhẹ theo chiều lông mọc đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn và có huyết tương màu vàng cam chảy ra thì bạn đã nặn sạch. Đối với mụn đã có cồi nhưng miệng cồi chưa mở, bạn hãy dùng kim chích nhẹ đầu mụn để mở miệng và nặn cồi ra sạch.
Tuyệt đối không nên dùng tay và móng tay trực tiếp để nặn mụn. Hãy đeo bao tay y tế trong quá trình nặn để đảm bảo vệ sinh tránh lây lan vi khuẩn vào nốt mụn đang tổn thương. Dùng bông gòn lau sạch dịch huyết tương sau khi nặn và không lau chà xát mạnh vùng đã nặn để tránh trầy xước da.
BƯỚC 6: Vệ sinh và chăm sóc da sau nặn mụn
– Sau khi lấy nhân mụn xong, bạn hãy sát khuẩn bằng povidine cho toàn bộ mặt để khử khuẩn vết thương để trên da tầm 5 phút, dùng bông gòn lau sạch da bằng nước sạch.
–Lưu ý rằng, trong ngày đầu tiên sau nặn mụn bạn không nên bôi bất kì sản phẩm dưỡng da nào kể cả kem trị mụn.Trong những ngày này chỉ nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ cùng toner hoặc xịt khoáng để làm sạch da.
–Sử dụng kem chống nắng cho những ngày tiếp theo cùng kem dưỡng phục hồi để tái tạo lại da. Việc không bảo vệ da dưới ánh nắng khiến biểu bì da vùng tổn thương thâm sạm đi và dễ tái mụn khi bã nhờn bị kích thích hoạt động quá mức.
– Hãy chuẩn bị sẵn cho mình các sản phẩm kem phục hồi da sở hữu các thành phần như Vitamin B5, Vitamin C, Niacinamide….để tái tạo lại da, ngăn ngừa thâm và làm đều màu da nhanh chóng. Bôi sản phẩm dưỡng sau 3-5 ngày kể từ khi nặn mụn.
Đây là các bước cụ thể cho các bạn muốn điều trị mụn nhẹ tại nhà. Đối với những tình trạng mụn nặng viêm nhiễm nhiều, các bạn cần đến cơ sở chuyên điều trị uy tín để xử lí mụn theo phác đồ chuyên biệt cho từng loại da. Tại Lani spa, mỗi khách hàng sẽ được áp dụng theo từng phác đồ cụ thể và sản phẩm kèm theo để cho hiệu quả tốt nhất.
Bấm đây để tham khảo nhé các tình yêu “Điều trị mụn tại Lani Spa“
Bài viết liên quan